Cách hạch toán kế toán nhà hàng, khách sạn bạn nên biết
- 364
- 0
Hạch toán kế toán nhà hàng, khách sạn là một nhiệm vụ khá khó khăn bởi sự đa dạng của lĩnh vực này cũng như đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết. Nhưng nó lại đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động kinh doanh vì hạch toán tốt thì lợi nhuận mới cao, doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được. Bài viết dưới đây, Smart Hotel sẽ giúp các bạn hiểu hơn về cách hạch toán kế toán nhà hàng, khách sạn...
1. Hạch toán kế toán nhà hàng ăn uống
+ Đối với chi phí đầu vào
– Hàng tháng, hàng tuần nhập nguyên liệu chế biến, thực phẩm, phụ gia, nước uống… dành cho khâu chế biến và bán, ghi:
- Nợ TK 152, TK 156
- Nợ TK 133
- Có TK 331, TK 111, TK 112,…(trên chứng từ mua hàng nhập kho nếu có)
– Hàng ngày, hàng tuần thủ kho bếp xuất kho xuống bộ phận Bếp, bar để chế biến, ghi:
- Nợ TK 621
- Có TK 152 (trên chứng từ xuất kho nguyên vật liệu)
– Chi phí nhân viên bếp, phụ bếp, bar tham gia trong quá trình chế biến, ghi:
- Nợ TK 622
- Có TK 334
(Hạch toán trên phân hệ lương của PM, nếu không dùng phân hệ lương có thể thực hiện hạch toán trên chứng từ nghiệp vụ khác)
– Chi phí thuê mặt bằng hàng tháng, ghi:
- Nợ TK 627
- Nợ TK 133 (nếu có)
- Có TK 331, TK 111, TK 112,…(hạch toán trên chứng từ mua dịch vụ hoặc phiếu chi, ủy nhiệm chi nếu chi hoặc có thể theo dõi chi phí trả trước) trình sản xuất, chế biến, ghi:
- Nợ TK 627
- Trong kỳ có phát sinh mua thêm công cụ, dụng cụ để xuất dùng và phân bổ 1 lần trong quá
- Nợ TK 133 (nếu có)
- Có TK 331, TK 112, TK 111,…(trong chứng từ mua hàng không qua kho hoặc phiếu chi)
– Công cụ, dụng cụ giá trị lớn, xuất dùng trong Bếp, bar:
+ Khi mua và đưa vào sử dụng, ghi:
- Nợ TK 242
- Nợ TK 133 (nếu có)
- Có TK 331, TK 111, TK 112… (trên chứng từ mua hàng không qua kho hoặc phiếu chi, UNC)
+ Khi phân bổ hàng tháng, ghi:
- Nợ TK 627
- Nợ TK 242 (trên chứng từ phân bổ công cụ, dụng cụ hoặc chứng từ nghiệp vụ khác nếu không theo dõi CCDC trên Phần mềm)
– Tài sản cố định dùng trong Bếp, Bar:
+ Khi mua và đưa vào sử dụng, ghi:
- Nợ TK 211
- Nợ TK 133 (nếu có)
- Có TK 331, TK 111, TK 112…(trên chứng từ mua hàng không qua kho hoặc phiếu chi)
+ Khi phân bổ hàng tháng, ghi:
- Nợ TK 627
- Nợ TK 214 (trên chứng từ khấu hao tài sản cố định hoặc chứng từ nghiệp vụ khác nếu không theo dõi tài sản cố định trên phần mềm)
– Cuối tháng sau khi tập hợp chi phí, thực hiện tính giá thành theo các bước:
Bước 1: Xác định kỳ tính giá thành cho tháng
Bước 2: Phân bổ chi phí chung
Bước 3: Kết chuyển chi phí
- Nợ TK 154
- Có TK 621, TK 622, TK 627
Bước 4: Nghiệm thu kết chuyển giá vốn
- Nợ TK 632
- Có TK 154
Bước 5:
1. Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất
2. Sổ chi tiết chi phí sản xuất
3. Tổng hợp lãi lỗ công trình
4. Chi tiết lãi lỗ công trình
5. Bảng so sánh định mức vật tư (nếu có)
2. Hạch toán kế toán khách sạn
Cách 1:
Cách tính giá thành cho hoạt động khách sạn:
Kế toán dùng TK 632 để theo dõi, hạch toán như sau:
– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí nguyên vật liệu trang bị cho phòng, buồng ngủ như xà phòng, trà, giấy vệ sinh, bàn chải đánh răng,nước phục vụ theo tiêu chuẩn, kem, dầu gội đầu,…:
- Hạch toán vào TK 621 (theo QĐ15) hoặc TK 154 (theo QĐ 48)
- Chi phí nhân công trực tiếp : bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả và các khoản trích theo lương của nhân viên phục vụ phòng, buồng:
- Hạch toán vào TK 622 (theo QĐ15) hoặc TK 154 (theo QĐ 48)
– Chi phí sản xuất chung : bao gồm lương của người quản lý trực tiếp, lương của nhân viên phục vụ như lễ tân, chi phí công cụ, khấu hao tài sản cố định và các chi phí khác bằng tiền:
- Hạch toán vào TK 627 (theo QĐ15) hoặc TK 154 ( theo QĐ 48)
Với hạch toán theo QĐ15, cuối tháng thêm bút toán kết chuyển:
- Nợ TK 154/ Có TK 621, TK 622, TK 627
- Cả 2 QĐ đều kết chuyển vào giá vốn: Nợ TK 632/ có TK 154
Về nước uống ngoài tiêu chuẩn: Thông thường thì các khách sạn sẽ setup cho mỗi phòng (trong minibar) là 1 chai nước/khách/ngày, cái này gọi là nước uống trong tiêu chuẩn (đã tính trong giá cho thuê phòng)
Nếu nước uống ngoài tiêu chuẩn (khách dùng thêm) có thu thêm tiền thi phần thu này hạch toán:
- Nợ TK 1111/ Có TK 5111, Có TK 33311
- Nợ TK 632/ có TK 156 , TK 152 của giá gốc nước thu thêm.
Cách 2:
– Không tính giá thành cho hoạt động khách sạn:
Kế toán không theo dõi các chi phí giá vốn trực tiếp bằng TK 632, mà tất cả các chi phí phát sinh đều phản ảnh vào 2 tài khoản chi phí bán hàng (TK 641 theo QĐ15, TK 6421 theo QĐ48) và tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642 theo QĐ15, TK 6422 theo QĐ48).